name

GMGLAND - Cho thuê nhà xưởng, căn hộ dịch vụ và đất tại các khu công nghiệp

10 năm xuất nhập khẩu tăng thêm hơn 400 tỷ USD

07/12/2021636

Diễn biến kim ngạch các nhóm hàng xuất khẩu lớn trong 10 năm qua, đơn vị "triệu USD".

Cán cân đảo chiều

Hết tháng 11/2021, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 602 tỷ USD, tăng 22,9%, tương ứng tăng 112,25 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu là 301,7 tỷ USD, tăng 18,3%, tương ứng tăng 46,7 tỷ USD; nhập khẩu là 300,3 tỷ USD, tăng 27,9 %, tương ứng tăng 65,5 tỷ USD.

Như vậy, mới hết tháng 11, nhưng quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung, hay tính riêng xuất khẩu, nhập khẩu đều vượt xa so với cả năm 2020 (cả năm 2020 đạt 545,36 tỷ USD. Trong đó xuất khẩu đạt 282,65 tỷ USD và nhập khẩu đạt 262,70 tỷ USD).

Trong vòng 10 năm, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam liên tục xác nhận các mốc mới: 200 tỷ USD năm 2011, 300 tỷ USD năm 2015, 400 tỷ USD năm 2017, năm 2019 với mốc 500 tỷ USD và đạt mốc 600 tỷ USD vào ngày 29/11/2021.

Với diễn biến như hiện nay, ước tính xuất nhập khẩu cả nước năm 2021 đạt khoảng 660 tỷ USD. Như vậy, 1 thập kỷ qua, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta tăng hơn 400 tỷ USD.

Bởi, năm 2011, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu mới đạt 203,65 tỷ USD, trong khi hết tháng 11/2021, kim ngạch đã tăng xấp xỉ 400 tỷ USD, nên kết thúc năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng thêm khoảng 460 tỷ USD so với 10 năm trước.

Thêm một thông tin đáng chú ý là cán cân thương mại cũng đảo chiều nhanh chóng trong 10 năm qua.

Cụ thể, năm 2011, nước ta nhập siêu gần 10 tỷ USD nhưng đến năm 2020 xuất siêu tới 20 tỷ USD.

11 tháng qua của năm 2021, dù cán cân thương mại nhiều biến động nhưng, nhưng hết tháng 11 nước ta đã trở lại trạng thái xuất siêu, với mức thặng dư gần 1,5 tỷ USD.

Trong các đối tác thương mại lớn, Việt Nam xuất siêu sang Mỹ 71,9 tỷ USD, với EU là 20,56 tỷ USD. Ngược lại nước ta nhập siêu từ Trung Quốc là 49,29 tỷ USD; ASEAN là 11,14 tỷ USD.

Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi mạnh

10 năm qua, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ. Nếu năm 2011, số lượng ngành hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên mới là 21 nhóm, trong đó chỉ có dệt may đạt kim ngạch chục tỷ USD (đạt hơn 14 tỷ USD).

Nhưng mới hết tháng 11 của năm 2021, xuất khẩu có tới 34 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên. Trong đó có 7 nhóm hàng đạt từ 10 tỷ USD trở lên.

Đáng chú ý, cơ cấu các ngành xuất khẩu chủ lực có thay đổi đáng kể từ những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép, thủy sản, hay hàng hóa là tài nguyên khoáng sản như than đá, dầu thô… nhưng đến nay đã nhường chỗ cho sự vươn lên của các nhóm hàng công nghệ cao như điện thoại, máy vi tính, máy móc…

Cụ thể, 3 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất năm 2011 là dệt may (hơn 14 tỷ USD), than đá (hơn 7,1 tỷ USD), giày dép (6,55 tỷ USD).

Nhưng hết tháng 11/2021, 3 nhóm hàng lớn nhất là điện thoại đạt hơn 50 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt hơn 45 tỷ USD; máy móc, thiết bị đạt hơn 33 tỷ USD. Trong 10 năm, kim ngạch xuất khẩu 3 nhóm hàng lớn này tăng thêm khoảng 9 lần.

Trong khi đó, cùng thời gian này, dệt may chỉ tăng hơn 1 lần, giày dép tăng khoảng 2 lần, trong khi xuất khẩu than đá chỉ còn khoảng 200 triệu USD.

Chiều ngược lại, nhập khẩu năm 2011 có 25 nhóm hàng đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, nhưng hết tháng 11/2021 con số này đã lên đến con số 44 nhóm.

Cơ cấu hàng nhập khẩu tập trung lớn vào nhóm nguyên, phụ liệu phục vu sản xuất, nhất là các linh vực mới như hàng điện tử (điện thoại, máy vi tính) hay máy móc, thiết bị.

Ô tô nguyên chiếc cũng là nhóm hàng nhập khẩu có tăng trưởng cao. Năm 2021, cả nước nhập 54.621 xe nguyên chiếc, kim ngạch hơn 1 tỷ USD, nhưng hết tháng 11/2021, lượng xe nhập khẩu lên đến hơn 140.000, kim ngạch đạt hơn 3 tỷ USD.

Nguồn: báo Hải quan

0945719795