name

GMGLAND - Cho thuê nhà xưởng, căn hộ dịch vụ và đất tại các khu công nghiệp

Đầu tư hơn nữa để thúc đẩy tăng trưởng

16/08/2022580

Tình hình đầu tư

Tỷ lệ vốn đầu tư phát triển/GDP đã tăng lên qua các quý: quý I mới đạt 26,3%, quý II tăng lên  31,8%, tính chung 6 tháng đạt 29,4%. Với đà này, tỷ lệ cả năm sẽ đạt mức 33% như nhiều năm trước và còn phải cao hơn để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng cao gấp đôi so với 2 năm trước.

Vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước 6 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất (56,8%) trong 3 nguồn và đạt tốc độ tăng cao hơn tốc độ chung (9,9% so với 9,6%). Nguồn vốn đầu tư ngân sách nhà nước có xu hướng cao lên: nếu bình quân 1 tháng trong 5 tháng đạt 29.600 tỷ đồng, thì tháng 6 đạt 31.900 tỷ đồng, tháng 7 đạt 46.200 tỷ đồng.

Vốn đầu tư nước ngoài điều chỉnh tăng khá (59,3%); góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tăng khá (25,7%); vốn thực hiện đạt 11,54 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất so với cùng kỳ 5 năm trước. Kết quả tích cực không chỉ thể hiện ở quy mô vốn, cơ cấu nguồn vốn, mà còn thể hiện ở hiệu quả đầu tư. Hệ số Hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) trong 2 năm trước lên đến 14 lần, thì năm nay có thể trở về mức 5 lần, tức là hiệu quả đầu tư tăng lên.

Bên cạnh những kết quả tích cực, đầu tư trong 7 tháng cũng còn những hạn chế và đứng trước những thách thức không nhỏ.

Hạn chế rõ nhất là vốn đầu tư công thực hiện còn chậm so với kế hoạch. Tỷ lệ thực hiện sau 7 tháng của vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước so kế hoạch còn thấp (43,4%).

Hạn chế này do nhiều yếu tố. Về mặt tư duy, trong không ít chuyên gia, kể cả một số nhà quản lý, điều hành ở các cấp, các ngành vẫn lưỡng lự giữa nới lỏng và thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ trước yêu cầu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát. Việc cẩn trọng là cần thiết, nhưng lưỡng lự thì cần phải xem xét.

Thách thức không nhỏ khi việc hấp thụ vốn còn khó khăn do nợ xấu, nợ cũ, nợ dây chuyền, rồi sân sau, sở hữu chéo…

Một khó khăn, thách thức khác là do những khó khăn về việc làm, doanh nghiệp rời hoặc tạm thời rời thị trường còn nhiều, trong khi tâm lý tiết kiệm, thậm chí “thắt lưng, buộc bụng” trong tiêu dùng từ hơn 2 năm đại dịch vẫn còn là tình trạng phổ biến.

Ngoài ra, còn có ảnh hưởng của yếu tố tỷ giá VND/USD trước việc điều chỉnh mạnh và trái chiều tỷ giá của nhiều nền kinh tế.

Giải pháp

Trước hết, cần khắc phục tình trạng lưỡng lự về tư duy. Tăng trưởng GDP cao có một phần quan trọng do gốc so sánh thấp, chứ thực chất chưa phải là tăng nóng. Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam cuối năm có thể tăng cao, nhưng vẫn thuộc nhóm nước tăng thấp nhất thế giới, chủ yếu do tiêu thụ trong nước thấp, mà tiêu thụ thấp có một phần là việc làm, thu nhập chưa phục hồi…

Thực hiện nhanh các gói hỗ trợ, trong đó đặc biệt quan tâm đến gói cấp bù lãi suất, nếu thực hiện chậm, khi lạm phát cao lên, gây sức ép làm tăng lãi suất cho vay, thì việc cấp bù lãi suất giảm ý nghĩa, bởi lãi suất vay ngân hàng không giảm được bao nhiêu so với trước.

Thực hiện một bước sự nới lỏng chính sách tài khóa - tiền tệ, trong đó có một số giải pháp quan trọng.

Đối với tài khóa, có thể xem xét giảm một số loại thuế, như thuế giá trị gia tăng, bỏ hoặc giảm thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu, giảm thuế suất thuế thu nhập cá nhân…

Đối với tiền tệ, nới rộng thêm tốc độ tăng dư nợ tín dụng cả năm (lên khoảng 16%); các ngân hàng giảm lãi suất cho vay, giảm, dãn, hoãn một số khoản cho vay, nhất là những doanh nghiệp có hiệu quả tốt, những ngành/lĩnh vực trọng điểm…

Tăng tỷ giá VND/USD so với tháng 12/2021 (từ mức tăng 2,14% sau 7 tháng lên khoảng trên dưới 3,5% vào cuối năm), nhưng vẫn kiên định phương thức tỷ giá trung tâm, tránh giật cục, vừa để tránh đón lõng đầu cơ, vừa để thích hợp với tín hiệu của thị trường và quy định lãi suất tiền gửi ngoại tệ bằng 0%...

Nguồn: báo Đầu tư

0945719795