name

GMGLAND - Cho thuê nhà xưởng, căn hộ dịch vụ và đất tại các khu công nghiệp

Dự án LNG Bạc Liêu kỳ vọng khởi công cuối năm 2021

28/10/2021503

Trao đổi với báo chí mới đây, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu mới đây đã chỉ ra những khó khăn mà Dự án hơn 4 tỷ USD này đang gặp phải là đàm phán giá điện khi hiện nay giá điện và kế hoạch mua điện theo Luật Điện lực vẫn chưa thống nhất, vẫn đang đàm phán câu chuyện nhà đầu tư bán tất cả 3.200 MW thì phía ngành điện có mua hết hay không. Rồi việc nhà đầu tư mang USD để đầu tư, mua máy móc thiết bị, nhưng khi được trả tiền điện bằng VND thì chuyển đổi ra USD để chuyển ra nước ngoài sẽ như thế nào.

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều, có những khó khăn liên quan đến những quy định chưa có tiền lệ trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà luật pháp hiện chưa hướng dẫn theo kịp nên vẫn còn đàm phán tiếp.

Liên quan đến đường tải điện để phục vụ cho dự án này và các dự án điện gió, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, Chính phủ đã thống nhất xây dựng đường dây 500 KV từ điểm đấu nối vào Trà Nóc (Thành phố Cần Thơ) đi qua nhiều địa phương để có cam kết truyền tải điện.
Cũng trong thời gian gần đây, lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu đã có các cuộc gặp gỡ với Bộ Công thương, Viện Năng lượng… nhằm thúc đẩy tiến trình triển khai Dự án khổng lồ này.

Về phía mình, Viện Năng lượng cũng góp ý việc tỉnh cần nhanh chóng hoàn thiện các hồ sơ thủ tục để trình HĐND tỉnh ban hành Quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với diện tích rừng phòng hộ trong mặt bằng dự án để các đơn vị liên quan đủ điều kiện trình Báo cáo đánh giá tác động môi trường lên Bộ Tài nguyên và Môi trường; có văn bản gửi Bộ Công Thương về hỗ trợ thúc đẩy các thủ tục để sớm đưa dự án vào Quy hoạch điện.

Được biết, với các nội dung cần phải xin ý kiến Trung ương, tỉnh Bạc Liêu sẽ đăng ký làm việc với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan để hoàn thiện các thủ tục còn lại với mục tiêu cuối năm 2021 có thể tiến hành khởi công dự án.

Dự án điện khí LNG Bạc Liêu được tỉnh Bạc Liêu trao Giấy chứng nhận đầu tư vào tháng 1/2020.
Theo kế hoạch, nhà đầu tư có 12 tháng kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư (đến hết năm 2020) để hoàn thành thủ tục chuẩn bị đầu tư.
Tiếp đó nhà đầu tư sẽ có 36 tháng để triển khai xây lắp, lắp đặt đường đưa khí vào bờ và vận hành tổ máy turbin khí giai đoạn 1 (công suất 750 MW) vào cuối 2023.
Sau đó, tiếp tục xây lắp và vận hành các tổ máy còn lại để đạt công suất 3.200 MW cuối năm 2027 như Quy hoạch điện VII (điều chỉnh).
Dự án do Công ty Delta Offshore Energy Pte. Ltd (DOE) là chủ đầu tư và Tập đoàn Bechtel (Mỹ) là tổng thầu EPC.
Tổng mức đầu tư dự kiến là 93.600 tỷ đồng (tương đương khoảng 4 tỷ USD). Trong đó, vốn chủ sở hữu chiếm 15% và vốn vay chiếm tối đa 85%.
Nguồn: báo Đầu tư

0945719795