name

GMGLAND - Cho thuê nhà xưởng, căn hộ dịch vụ và đất tại các khu công nghiệp

Lạng Sơn: Đề xuất giải pháp hỗ trợ mặt hàng nông sản xuất khẩu

20/10/2021487

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn gặp nhiều khó khăn do phía Trung Quốc liên tục thay đổi các biện pháp, chính sách áp dụng trong xuất nhập khẩu để phòng, chống dịch. Cụ thể, phía Trung Quốc tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam (kiểm hoá 100% đối với hàng hóa nông sản của Việt Nam); quản lý chặt chẽ đối với các lái xe chuyên trách (niêm phong ca bin, xét nghiệm 3 ngày/lần...); thay đổi phương thức giao nhận hàng hóa tại các cặp cửa khẩu Tân Thanh - Pò Chài, Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan; dừng thông quan hàng hóa tại cặp cửa khẩu Cốc Nam - Lũng Nghịu từ ngày 26/8/2021 tới nay.

Ngoài ra, tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa Tân Thanh - Pò Chải qua khu vực mốc 1088/2-1089 chưa hoạt động chính thức nên cơ bản cặp cửa khẩu này vẫn đang hoạt động theo hình thức mua bán hàng hóa cư dân biên giới, danh mục, chủng loại các mặt hàng xuất nhập khẩu qua cặp cửa khẩu này vẫn phải phụ thuộc vào thương nhân nước bạn, các phương tiện Việt Nam vẫn phải sang nhận hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Tại cặp cửa khẩu song phương Chi Ma - Ái Điểm, bên phía Trung Quốc các lực lượng chức năng vẫn chưa thực hiện mở cửa, đóng cửa đúng thời gian quy định. Do đó, hiện tại mới chỉ có 4/12 cửa khẩu trên địa bàn tỉnh đang hoạt động.

Đặc biệt, hiện nay tại cửa khẩu Tân Thanh, các lái xe chuyên trách của Việt Nam phải bàn giao xe cho lái xe Trung Quốc đã làm nảy sinh nhiều vấn đề như: Tăng thời gian vận chuyển, xe hàng của Việt Nam sau khi bàn giao cho lái xe chuyên trách của Trung Quốc đi giao hàng do không quen với cách thức vận hành xe nên đã phát sinh một số va chạm, hỏng hóc phương tiện, ảnh hưởng tới chất lượng hàng hóa...

Ngoài hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói chung, hiện nay tỉnh Lạng Sơn cũng có một số mặt hàng chủ lực như hoa hồi, ớt, thạch đen, tinh bột sắn, sắn lát, nhựa thông, clinker, ván bóc... được xuất khẩu chủ yếu sang Trung Quốc, một số mặt hàng như colophan được xuất khẩu sang Hàn Quốc, chè xuất khẩu sang Đài Loan. Tuy nhiên, UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong nước cũng như các nước đối tác khiến cho doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng địa phương của tỉnh gặp nhiều khó khăn. Trong đó, nhu cầu nhập hàng của các doanh nghiệp đối tác nước ngoài giảm, hầu hết các cửa khẩu phụ trên địa bàn đều đang ngừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh nên ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng địa phương; chi phí vận tải tăng do thời gian vận chuyển hàng bằng đường biển và đường bộ kéo dài, phải qua nhiều chốt kiểm dịch và phải đáp ứng các quy định như khai báo y tế, test nhanh kháng nguyên, giấy xét nghiệm RT-PCR...

Theo đó, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu qua địa bàn cũng như thông quan nhanh hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản xuất khẩu, UBND tỉnh Lạng Sơn đề nghị Bộ Công Thương và các bộ ngành Trung ương tiếp tục tăng cường hướng dẫn các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, doanh nghiệp khởi nghiệp... bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải tăng cường quản lý đối với lĩnh vực vận tải biển, chống tình trạng lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng cước giá vận tải bất hợp lý.

Đồng thời, quan tâm, xem xét nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu qua tuyến đường sắt liên vận quốc tế Đồng Đăng - Bằng Tường; phối hợp với Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo công tác quy hoạch, ưu tiên danh mục đầu tư xây dựng nâng hạ tầng giao thông phục vụ dịch vụ vận tải, logistics nói chung, trong đó có tuyến đường sắt liên vận quốc tế.

UBND tỉnh Lạng Sơn cũng cho rằng, Bộ Công Thương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục trao đổi, sớm hoàn thành ký Nghị định thư về kiểm dịch thực vật với phía Trung Quốc bổ sung thêm các mặt hàng hoa quả, nông sản của Việt Nam được phép nhập khẩu chính ngạch vào Trung Quốc; thúc đẩy sớm ký kết Nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với 8 loại hoa quả còn lại đã có trong danh sách mặt hàng xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, giúp giảm thời gian thực hiện các thủ tục kiểm tra hàng hoá tại các cửa khẩu.

Ngoài ra, trên tinh thần là cơ quan đầu mối, Bộ Công Thương cần tiếp tục duy trì trao đổi, hội đàm với các cơ quan ngang cấp phía Trung Quốc để khôi phục hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa như bình thường tại các cặp cửa khẩu: Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Tân Thanh - Pò Chài, đồng thời khôi phục lại hoạt động của các cặp cửa khẩu phụ, đặc biệt là Cốc Nam - Lũng Nghịu, trong bối cảnh tỉnh Lạng Sơn nói riêng và các tỉnh, thành phố phía Nam đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, qua đó thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu hàng địa phương cũng như các hàng hóa trong nước.

Ngoài ra, thúc đẩy phía Trung Quốc hoàn tất các thủ tục đưa tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 vào hoạt động chính thức và trở thành lối thông quan thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan; thúc đẩy nâng cấp và chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Bình Nghi - Bình Nhi Quan nhằm nâng cao năng lực thông quan hàng hóa; đề nghị phía Trung Quốc sớm xác nhận thời gian làm việc chính thức tại cặp cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm và bổ sung vào phụ lục về vị trí, loại hình, thời gian mở, thời gian làm việc của cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc.

Nguồn: báo Hải quan

0945719795