Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 8 đạt 54,57 tỷ USD, giảm 4,2% so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 27,23 tỷ USD, giảm 2,3% so với tháng trước (tương ứng giảm 636 triệu USD); nhập khẩu đạt 27,34 tỷ USD, giảm 6,1% (tương ứng giảm 1,77 tỷ USD).
Lũy kế đến hết tháng 8/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 429,68 tỷ USD, tăng 27,5% với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng 92,62 tỷ USD. Trong đó trị giá hàng hóa xuất khẩu đạt 213,52 tỷ USD, tăng 21,8%, tương ứng tăng 38,15 tỷ USD và nhập khẩu đạt 216,15 tỷ USD, tăng 33,7%, tương ứng tăng 54,47 tỷ USD.
Trong tháng, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 109 triệu USD. Tính trong 8 tháng/2021, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước thâm hụt 2,63 tỷ USD, ngược lại với con số xuất siêu 13,69 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ 1: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại trong 8 tháng/2020 và 8 tháng/2021
Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng đạt 38,44 tỷ USD, giảm 1,1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong 8 tháng/2021 đạt 297,43 tỷ USD, tăng 31,2%, tương ứng tăng gần 70,8 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng này đạt 20,02 tỷ USD, tăng nhẹ 0,1% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu của khối này trong 8 tháng/2021 lên 156,64 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, trị giá nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 8/2021 đạt 18,42 tỷ USD, giảm 2,3% so với tháng trước, đưa trị giá nhập khẩu của khối này trong 8 tháng/2021 đạt 140,78 tỷ USD, tăng 36,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Tính toán của Tổng cục Hải quan cho thấy cán cân thương mại hàng hóa của khối doanh nghiệp FDI trong tháng 8/2021 có mức thặng dư trị giá 1,59 tỷ USD, đưa cán cân thương mại trong 8 tháng/2021 lên mức thặng dư trị giá 15,86 tỷ USD.
Trong 8 tháng/2021, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 277,32 tỷ USD, tăng 28,6% so với cùng kỳ năm 2020, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (64,5%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.
Trị giá xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các châu lục khác lần lượt là: châu Mỹ: 90,1 tỷ USD, tăng 29,7%; châu Âu: 47,52 tỷ USD, tăng 15,1%; châu Đại Dương: 9,2 tỷ USD, tăng 46% và châu Phi: 5,55 tỷ USD, tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Bảng 1: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục, khối nước và một số thị trường lớn trong 8 tháng/2021 và so với 8 tháng/2020
Thị trường | Xuất khẩu | Nhập khẩu | ||||
Trị giá | So với cùng kỳ năm 2020 (%) | Tỷ trọng (%) | Trị giá | So với cùng kỳ năm 2020 (%) | Tỷ trọng (%) | |
Châu Á | 101,27 | 17,2 | 47,4 | 176,04 | 36,3 | 81,4 |
- ASEAN | 18,40 | 23,7 | 8,6 | 27,59 | 44,5 | 12,8 |
- Trung Quốc | 33,35 | 22,3 | 15,6 | 72,04 | 46,1 | 33,3 |
- Hàn Quốc | 14,12 | 11,3 | 6,6 | 35,05 | 22,1 | 16,2 |
- Nhật Bản | 13,30 | 6,7 | 6,2 | 14,47 | 13,2 | 6,7 |
Châu Mỹ | 73,44 | 33,3 | 34,4 | 16,66 | 15,9 | 7,7 |
- Hoa Kỳ | 61,86 | 31,8 | 29,0 | 10,32 | 11,9 | 4,8 |
Châu Âu | 33,08 | 14,1 | 15,5 | 14,43 | 17,4 | 6,7 |
- EU(27) | 25,81 | 13,5 | 12,1 | 11,06 | 18,2 | 5,1 |
Châu Đại Dương | 3,44 | 19,7 | 1,6 | 5,76 | 68,1 | 2,7 |
Châu Phi | 2,29 | 12,8 | 1,1 | 3,26 | 34,9 | 1,5 |
Tổng | 213,52 | 21,8 | 100,0 | 216,15 | 33,7 | 100,0 |
Xuất khẩu hàng hóa trong tháng đạt 27,23 tỷ USD, giảm 2,3% về số tương đối và giảm 636 triệu USD về số tuyệt đối so với tháng 7/2021. So với tháng trước, các mặt hàng giảm trong tháng là: giày dép các loại giảm 562 triệu USD, tương ứng giảm 40,2%; gỗ & sản phẩm gỗ giảm 522 triệu USD, tương ứng giảm 39,1%; hàng dệt may giảm 464 triệu USD, tương ứng giảm 14,9%...
Bên cạnh đó, một số nhóm hàng tăng trong tháng như: điện thoại các loại & linh kiện tăng 827 triệu USD, tương ứng tăng 17,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 548 triệu USD, tương ứng tăng 14,8%; sắt thép các loại tăng 382 triệu USD, tương ứng tăng 35,2%...
Tính chung trong 8 tháng/2021, tổng trị giá xuất khẩu đạt 213,52 tỷ USD, tăng 21,8%, tương ứng tăng 38,15 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác tăng 7,78 tỷ USD, tương ứng tăng 50,6%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 4,09 tỷ USD, tương ứng tăng 14,8%; sắt thép các loại tăng 3,95 tỷ USD, tương ứng tăng 127%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 3,75 tỷ USD, tương ứng 11,9%...
Biểu đồ 2: Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn trong 8 tháng/2021 so với 8 tháng/2020
Một số nhóm hàng xuất khẩu chính
Điện thoại các loại và linh kiện: xuất khẩu mặt hàng này trong tháng 8/2021 đạt trị giá 5,55 tỷ USD, tăng 17,5% so với tháng trước.
Tính trong 8 tháng/2021, xuất khẩu mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện đạt 35,33 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 8,06 tỷ USD, tăng mạnh 65%; sang thị trường Hoa Kỳ đạt trị giá 6,24 tỷ USD, tăng 1%; sang EU (27 nước) đạt 4,84 tỷ USD, giảm 19%... so với cùng kỳ năm trước.
Máy vi tính sản phẩm điện tử & linh kiện: trị giá xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện trong tháng đạt 4,24 tỷ USD, tăng 14,8% so với tháng trước, đưa trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 8 tháng/2021 lên 31,8 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 8 tháng/2021, xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện sang Hoa Kỳ đạt 8,09 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước; sang thị trường Trung Quốc đạt 6,62 tỷ USD, giảm 8%; sang thị trường EU (27 nước) đạt 4,08 tỷ USD, tăng 11%...
Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác: Trong tháng 8/2021, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 3,12 tỷ USD, tăng 7,6% so với tháng trước. Với kết quả này, trong 8 tháng/2021, trị giá xuất khẩu của máy móc thiết bị điện tử và phụ tùng khác đạt 23,15 tỷ USD, tăng mạnh 50,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Xuất khẩu nhóm hàng này một số thị trường chính đều tăng rất cao trong 8 tháng qua. Cụ thể, xuất sang Hoa Kỳ đạt 10,31 tỷ USD, tăng mạnh 68%, tương ứng tăng 4,16 tỷ USD; sang EU (27) đạt 2,84 tỷ USD, tăng 54%, tương ứng tăng 1 tỷ USD; sang Nhật Bản đạt 1,7 tỷ USD, tăng 33%, tương ứng tăng 417 triệu USD; sang Trung Quốc đạt 1,67 tỷ USD, tăng 46%, tương ứng tăng 528 triệu USD.
Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đạt 2,65 tỷ USD, giảm 14,9% (tương ứng giảm 464 triệu USD) so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2021, xuất khẩu hàng dệt may đạt 21,11 tỷ USD, tăng 9,4%, tương ứng tăng gần 1,82 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Tính trong 8 tháng/2021, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 10,52 tỷ USD, tăng 16,4%; tiếp theo là sang EU đạt 2,52 tỷ USD, tăng 6,2%; Nhật Bản đạt 2,08 tỷ USD, giảm 9,4%...
Giày dép các loại: Xuất khẩu giày dép các loại trong tháng 8 đạt 836 triệu USD, giảm 40,2%, tương ứng giảm 562 triệu USD so với tháng trước. Nếu so sánh với tháng 6, xuất khẩu nhóm này giảm 57%, tương ứng giảm 1,15 tỷ USD và là nhóm hàng có mức giảm xuất khẩu nhiều nhất trong hai tháng qua.
Tính đến hết tháng 8/2021, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 12,63 tỷ USD, tăng 16,1% so với 8 tháng/2020.
Trong 8 tháng qua, nhóm hàng giày dép các loại xuất chủ yếu sang Hoa Kỳ với với 5,17 tỷ USD, tăng 30,2%; sang EU với 3,3 tỷ USD, tăng 19,7%...
Gỗ & sản phẩm gỗ: trị giá xuất khẩu gỗ & sản phẩm gỗ trong tháng 8/2021 đạt 812 triệu USD, giảm 39,1% so với tháng trước. Nếu so với tháng 6 khi chưa thực hiện giãn cách xã hội, xuất khẩu nhóm hàng này giảm 48%, tương ứng giảm 747 triệu USD.
Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2021, cả nước xuất khẩu 10,39 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 41,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng qua, Việt Nam xuất khẩu gỗ & sản phẩm gỗ chủ yếu sang các thị trường: Hoa Kỳ với 6,33 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước; sang Trung Quốc là 1,02 tỷ USD, tăng 24%; sang Nhật Bản là 931 triệu USD, tăng 14%.
Sắt thép các loại: Trong tháng 8, xuất khẩu sắt thép các loại đạt 1,53 triệu tấn với trị giá gần 1,5 tỷ USD, tăng 33,8% về lượng và tăng 35,2% về trị giá so với tháng trước. So với tháng 8/2020, trị giá xuất khẩu của mặt hàng này cao gấp 2,5 lần. Đây là tháng có trị giá xuất khẩu sắt thép các loại cao nhất từ trước đến nay và là tháng thứ hai liên tiếp vượt 1 tỷ USD.
Tính đến hết tháng 8/2021, cả nước xuất khẩu 8,54 triệu tấn sắt thép các loại với trị giá đạt gần 7,1 tỷ USD; tăng 43,4% về lượng và 127% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Sắt thép các loại được các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường: ASEAN đạt 2,7 triệu tấn xấp xỉ mức xuất khẩu của cùng kỳ năm trước, Trung Quốc đạt 1,8 triệu tấn, giảm 13,2%. Ngược lại, xuất khẩu nhóm hàng này tăng vượt trội sang hai thị trường EU và Hoa Kỳ. Cụ thể, xuất khẩu sang EU đạt 1,43 triệu tấn, tăng 7,5 lần, sang Hoa Kỳ đạt 540 nghìn tấn, tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Biểu đồ 3: Trị giá xuất khẩu sắt thép các loại theo tháng từ tháng 1/2020 đến 8/2021
Thủy sản: trị giá xuất khẩu thủy sản trong tháng 8/2021 đạt 595 triệu USD, giảm 30,3% so với tháng trước. Tính từ đầu năm đến hết tháng 8/2021, cả nước xuất khẩu 5,57 tỷ USD hàng thủy sản, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng qua, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu sang các thị trường: Hoa Kỳ đạt 1,3 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm trước; sang Nhật Bản là 880 triệu USD, giảm 4%; sang EU (27 nước) là 664 triệu USD, tăng 10%; sang Trung Quốc là 591 triệu USD, giảm 15%.
Nhập khẩu hàng hóa trong tháng là 27,34 tỷ USD, giảm 6,1% về số tương đối, tương ứng giảm 1,77 tỷ USD về số tuyệt đối so với tháng trước. Các mặt hàng có trị giá giảm so với tháng trước là: dầu thô giảm 298 triệu USD, tương ứng giảm 50,9%; xăng dầu giảm 233 triệu USD, tương ứng giảm 60,2%; ngô giảm 228 triệu USD, tương ứng giảm 61,6%; vải giảm 223 triệu USD, tương ứng giảm 18,1%...
Tổng trị giá nhập khẩu trong 8 tháng/2021 là 216,15 tỷ USD, tăng 33,7%, tương ứng tăng 54,47 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 8,16 tỷ USD, tương ứng tăng 35,5%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 8,08 tỷ USD, tương ứng tăng 20,9%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 3,82 tỷ USD, tương ứng tăng mạnh 43,6%...
Biểu đồ 4: Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn trong 8 tháng/2021 so với 8 tháng/2020
Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: trị giá nhập khẩu trong tháng là 6,96 tỷ USD, tăng 11,2% so với tháng trước. Tính trong 8 tháng/2021, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này là 46,84 tỷ USD, tăng 20,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 8 tháng qua, nhập khẩu nhóm hàng này từ Trung Quốc là 13,49 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước; tiếp theo là Hàn Quốc với 12,47 tỷ USD, tăng 13%; Hoa Kỳ là 3,21 tỷ USD, tăng 4%.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng: trị giá nhập khẩu trong tháng đạt gần 4 tỷ USD, giảm 5,2% so với tháng trước. Tổng trị giá nhập khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong 8 tháng/2021 đạt 31,16 tỷ USD, tăng 35,5% tương ứng tăng 8,16 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ tử Trung Quốc với trị giá đạt 16,73 tỷ USD, tăng mạnh 71% so với cùng kỳ năm trước; Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc với 4,25 tỷ USD, tăng 8%; Nhật Bản: 2,93 tỷ USD, tương đương với cùng kỳ năm trước...
Điện thoại các loại và linh kiện: nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,88 tỷ USD, tăng 11% so với tháng trước. Tính trong 8 tháng/2021, trị giá nhập khẩu nhóm hàng này đạt 12,59 tỷ USD, tăng 43,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong 8 tháng/2021, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 11,57 tỷ USD, chiếm 92% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó: từ Trung Quốc là 5,83 tỷ USD, tăng 62%; nhập khẩu từ Hàn Quốc là 5,74 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên phụ liệu ngành dệt, may, da, giày: trị giá nhập khẩu nhóm hàng nguyên phụ liệu cho ngành dệt may, da giày (bao gồm bông các loại; vải các loại; xơ sợi dệt các loại và nguyên phụ liệu dệt may da giày) trong tháng 8/2021 là 1,89 tỷ USD, giảm 16,6% so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng/2021, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này đạt tới 17,7 tỷ USD, tăng 29,4%, tương ứng tăng hơn 4 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.
Nhóm hàng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt may da giày nhập khẩu về Việt Nam trong 8 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, chiếm tỷ trọng 52%, với 9,2 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ năm 2020. Tiếp theo là các thị trường: Hàn Quốc với 1,7 tỷ USD, tăng 15%; Đài Loan với 1,7 tỷ USD, tăng 32%; Hoa Kỳ với 1,3 tỷ USD, giảm 5,1%...
Chất dẻo nguyên liệu: trong tháng 8/2021, lượng nhập khẩu nhóm hàng này là gần 580 nghìn tấn với trị giá là 950 triệu USD, giảm 5,3% về lượng và giảm 10% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 8/2021, cả nước nhập khẩu 4,84 triệu tấn chất dẻo nguyên liệu với trị giá là 8,05 tỷ USD, tăng 12,5% về lượng và tăng 52,9% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trong 8 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này có xuất xứ từ: Trung Quốc với 1,62 tỷ USD, tăng mạnh 103%, tương ứng tăng 824 triệu USD; Tiếp theo là Hàn Quốc với 1,54 tỷ USD, tăng 58%, tương ứng tăng 568 triệu USD; Đài Loan là 1,11 tỷ USD, tăng 65%, tương ứng 434 triệu USD.
Ô tô nguyên chiếc các loại: Trong tháng 8/2021, lượng nhập xe ô tô nguyên chiếc các loại về Việt Nam là 10,18 nghìn chiếc với trị giá là 222 triệu USD, giảm 29,3% về lượng và giảm 23,5% về trị giá so với tháng trước.
Tính trong 8 tháng/2021, tổng lượng ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu về Việt Nam là 105,7 nghìn chiếc, trị giá là 2,35 tỷ USD, tăng mạnh 95,6% về lượng và tăng 91,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Ô tô nguyên chiếc các loại nhập về Việt Nam trong 8 tháng/2021 chủ yếu có xuất xứ từ Thái Lan và Inđônêxia, chiếm 80% tổng lượng nhập khẩu của cả nước. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan là 54 nghìn chiếc, tăng 116% với trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 95% so với cùng kỳ năm trước; từ Inđônêxia là 30,4 nghìn chiếc, trị giá 382 triệu USD cùng tăng 50% về lượng và trị giá.
TỔNG QUAN SỐ LIỆU THỐNG KÊ HẢI QUAN | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
VỀ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ THÁNG 8 VÀ 8 THÁNG
|
Nguồn: Tổng cục Hải quan